Đặt Tên

 


Ngôn ngữ 

Bài học nhập môn: Đặt tên

Nomination

Loài người trao đổi để hiểu ý của nhau dùng hai phương tiện phổ biến nhất đó là âm thanh (tiếng nói) và chữ viết: audio và visual gọi tắt là ngôn và ngữ 言, 語 bằng 3 bộ phận trên cơ thể con người: Miệng, tai và mắt

Những phương tiện truyền thông đó (communication) chuyển tải các ký hiệu đã được khế ước hóa (xã hội hoá) tức là được chuẩn hóa (standardize). Ngôn ngữ nó gắn kết với cơ thể sống của con người, nên nó thay đổi như là một thành viên trên cơ thể con người, nên nó có thuộc tính sống (langue vivant – sinh ngữ). Nó cũng có cuộc sống của nó, nghĩ là nó có thể chết theo sinh mạng của con người (tử ngữ, cổ ngữ).

Ngôn (tiếng) và chữ (từ) là để đại diện cho các vật và các sự, ta gọi chung là sự vật. Các Vật-Sự thuộc về vũ trụ nên gọi chung là vạn vật.

Trên dưới, đông tây, nam bắc gọi là vũ

Cái đã qua, cái sắp tới gọi là trụ 宙 

vạn vật thuộc vũ trụ.

Mọi sự vật, hiện tượng đều được được gọi bằng một cái tên: những vật, đồ vật gọi tên theo tĩnh, những hành động gọi là các sự. Những hành động được xem là sự, tên gọi các vật được xem như tĩnh. Các khái niệm ấy được trộn trong suy nghĩ và quan sát của con người. Khởi điểm từ từ, khi vận hành trong suy nghĩ của con người, sự suy nghĩa ấy gọi là tri. Suy nghĩ ấy tạo thành hệ thống gọi là trí.  Như vậy, từ là nơi neo của ý các ý phối hợp với nhau thì gọi là nghĩ, suy nghĩ. Sự suy nghĩ miên man bất tận ấy gọi là tri. Tất cả sự hoạt động của tri ấy gọi là trí. Tất cả nó hình thành bộ ba ấy là TRÍ-TRI-Ý.

Tâm còn nói kèm theo là tâm trí.

Tâm viên – Ý mã: Tâm như con vượn (Viên), Ý như con ngựa (Mã). Con vượn và con ngựa là hai con ẩn dụ cho tâm và ý. Con vượn hai cái tay rất linh động, truyền từ cành này sang cành khác. Con ngựa 2 chân lúc nào cũng nhúc nhích. Một con thì tay, con kia thì chân. Dòng suy nghĩ của con người trên các ý tưởng, ý niệm không lúc nào ngơi nghỉ, triền miên bất tận. 

Ta đang ngồi đây, trên mặt bàn này, một cái ly đang đặt ở đấy. Chúng ta qui ước với nhau mà gọi tên nó: cái ly khi đó mọi người đều liên tưởng đến cái dạng (DỤNG) sự dụng nó là đựng nước. Nhưng 5 phút sắp tới đây bên cạnh nó có 1 viên kẹo bóc ra rồi chưa kịp ăn, để hở ruồi đến đậu, mất vệ sinh quá, tiện tay ta lấy cái ly ấy, lật úp xuống ta đậy viên kẹo. Bây giờ công dụng của cái ly ấy là cái lồng bàn. Ta nhón lấy viên kẹo bỏ vào miệng trong khi đang thuyết trình, cái quạt máy cứ thổi mang tờ giấy. Sợ bay mấy tờ giấy, tiện tay ta lấy ly đè mấy tờ giấy lại. Bây giờ nó có công dụng là cục đè giấy. Thảo luận sôi nổi, nói khích bác nhau, va chạm tự ái của nhau, không nén nhịn được, một người trong hội nghị cầm lấy nó mà ném người khiến người kia bị thương, bây giờ nó có cái dụng là võ khí. Nó bị bể rồi, mấy người lượm mãnh vỡ để nạo khúc gỗ cho tròn trịa nhẵn nhụi, bây giờ ta gọi nó là cái bào nạo gỗ…Không biết là bao nhiêu cái dụng của nó với tha nhân, tha vật. Đó là sự tương tác với các sự vật khác trong vũ trụ này. Bất tận! bất tận!!! không có chỗ dừng.

Tên là cái ly mà ta đã cùng quy ước với nhau mà gọi đó chính là trong não mỗi người đã có một “thành kiến” (cái thấy đã thành). Cho nên cái thành kiến bám chặt trong não ta mà không còn để ý đến những cái thành kiến khác: cái lồng bàn, cái võ khí, cái dục đè…tức là tên của các cái “dụng” khác ta đã “cố chấp” vào cái tên đầu tiên cũ của vật thể ấy. Cho nên tâm trí ta linh động sang cái tên khác thì mới cảm được đó chính là “phá chấp”. Bỏ cái đã nắm chắc trong não…

Cho đến khi nắm được cái “không tên” được đặt tên là “Thể”. Mọi sự vật đều có cái “THỂ” nên gọi là “Vạn vật đồng nhất thể”. Trí não đến được chỗ đó gọi là “Đắc Đạo”. Đạo tức lý nên gọi là “Đạo Lý”.

Trí tuệ đến cái chỗ cảm được cái thể thì linh động vô cùng vì cảm thể tức là nắm được cái đa “Dụng” tức là có thể hành xử trên nhiều lãnh vực (phạm trù) đó là tánh quyền biến (khả năng quyền biến). Đắc dụng.

Như vậy cái tên: cái ly chỉ là mốc dừng của cái vật có tên là ly lúc ban đầu. mà một khi, và ở một nơi nào đó nó tương tác (interact) với một sự vật nào đó trong vũ trụ thì nó lại có một cái tên để gọi để đặt cho nó. Tổng thể nó đâu chỉ có một tên gọi, nó có vô số, hàng hà tên gọi. Như vậy nó đâu chỉ có một tên gọi (DANH) “danh xưng” không thể gọi nó bằng một cái tên “cái ly” được. 

Tất cả các Sự và Vật trong trụ này đều như thế cả. Chúng có cái tên chung là “Không có tên”.

Cái ly đâu chỉ tương tác với duy nhất là với con người. Nó có nước bỏ quên lâu ngày, con muỗi sẽ đẻ ra con lăng quăng ở đấy. Vậy nó là ổ đẻ của con muỗi. Hay là ổ sinh sôi nảy nở của nấm mốc. Vô vàn mối tương tác trong vũ trụ này.

Cái có tên gọi là DỤNG

Cái không có cái tên để đặt tên cho nó gọi là THỂ

NHẤT THỂ BÁCH DỤNG là ở chỗ này đây.


Chữ Dịch viết bằng chữ Nho: 易

Gồm hai phần hợp lại, chữ ở bên trên là chữ Nhật 日: mặt trời, chữ ở dưới là nguyệt 月 biến dạng mặt trăng. Con người sống trên đất (ở đây không nói quả đất, vì biết đâu rằng tiền nhân lúc xa xưa đó chưa có cái cảm nhận đất là một quả cầu lơ lững trong không gian.

Nhưng tiền bối đã cảm rằng nó là một chiếc xe vận tải lớn: địa dư. Dư: 舆. 

Nhân tiện ở đây ta bàn về môn địa lý học (geography). Ngày trước ta gọi là địa dư học, còn môn địa lý học là môn phong thủy. Ngày nay bên tây phương người ta có môn geomancie tương đương như môn phong thủy nếu dùng cái tên phong thủy.

Con người nhận thấy hai cái ở ngoài đất to lớn hơn hết thảy mọi vật khác cứ đắp đổn nhau mà chiếu sáng trên cõi đời nay. Một sáng một tối cứ thế xoay vần để loài người có hai ngọn đèn khổng lồ này thắp sáng mà sinh hoạt cả một kiếp người. Hết kiếp người này sang kiếp người khác. Đời đời hiện hữu đó là sự vận hành vĩnh cửu. Thế cho nên hai chữ nhật nguyệt nói lên lẽ vận hành chuyển dịch của thế gian này. Cái đi trước, cái đi sau nên sắp xếp theo chiều dọc (vertical). Nhật trên Nguyệt dưới. Còn hai vật để ngang bằng nhau theo chiều ngang (horizontal) nó có ý là nhật nguyệt tịnh minh 日月並 明 (trời trăng đều sáng) nên nó có nghĩa là minh 明.

Có một số học giả cho rằng chữ dịch, tượng hình vẽ con tắc kè, da của nó đổi màu khi nó ở những môi trường xung quanh khác nhau. Lấy sự kiện đổi màu ấy nói lên cái ý nghĩa biến đổi. Thế thì cũng được thôi cũng chẳng vô lý gì, nhưng tính phổ quát không cao. Lấy cái đó làm ẩn dụ cũng được, nhưng tính phổ quát kém. Nên chúng ta nên chấp nhận đó là hai chữ nhật nguyệt ghép thành.

Dịch là biến đổi mà cũng là không biến đổi: Dịch biến dã bất biến dã 易 變 也 不 變 也. Câu định nghĩa này rất kinh điển. Sao nghe ra nó ba phải thế, vô lý nhĩ. Không phải thế đâu.

Vạn vật (sự + vật) trong vũ trụ này đều biến đổi, nó là một nguyên lý, một định đề (principle-axiom) nhưng nó biến đổi theo qui luật (loie, law) và những qui luật ấy không thay đổi các sự và vật là các hiện tượng, biến tướng nhưng nó chi phối bởi các nguyên lý và các định luật nhất định. Vật chuyển dạng vật này sang vật khác, sự thì khác nhau nhưng lý vẫn là một. Vạn sự nhất lý. 

Thí dụ nguyên lý bảo toàn năng lượng “không có cái gì sinh ra mới, cũng không có cái gì biến mất” Rien ne se perdre, rien ne se créer”. Tất cả chẳng qua chỉ là biến từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác: principle.

Các dạng năng lượng ấy vận hành theo các qui luật, định luật: law (loie)

GIỚI THIỆU VỀ CUỐN KINH DỊCH

Cuốn Kinh Dịch nay còn gọi là Kinh Chu Dịch, cuốn Kinh Dịch triều đại nhà Chu trước Thiên Chúa Giáng Sinh khoảng...năm. Khổng Tử sinh khoảng năm…

Những lời, tức tự, chữ, là có từ đời nhà Chu, người sáng nghiệp là Văn Vương mở ra triều đại, lịch sử gọi là nhà Chu. Thực ra đến thời con của ông là Võ Vương mới thực sự nắm quyền cai trị từ một người con trai khác của ông tên là Chu Đán hay còn gọi là Chu Công Đán, mới là người cùng ông và kế nghiệp sang tác thêm và sau vài trăm năm nữa Khổng Tử góp phần thêm vào mới thành cuốn Kinh Chu Dịch ngày nay.

Thoán từ là của Văn Vương

Hào từ là của Chu Công Đán

Thập dực là của Khổng Tử

Dực là cái cánh của con chim 翊: phụ, giúp là những phần phụ giúp vào.

Riêng các vạch: vạch liền, vạch đứt đã có từ thời Phục Hi khoảng 5000 trước công nguyên.

Trước đời Văn Vương có hai triều đại nữa: nhà Hạ, nhà Thương (Ân). Mỗi triều đại này cũng sáng tác lời như đời Chu sau này, gọi là Dịch nhà Hạ và Dịch nhà Thương bằng các lời của hai triều đại đó, nay thất truyền không còn, các nhà dịch sử có nhắc đến hai tên sách dịch đó là “Qui Táng” và “Liên Sơn”.

Về nhân vật Văn Vương, ông là quan làm việc ở cuối đời nhà Thương đời vua Trụ. Ông vua này là hôn quân bạo chúa đã giam cầm ông trong hang “Dữu Lý” 9 năm. Từ đó sau này đã bị lật đổ và lập nên triều đại mới có tên là Chu. Đây là tập đoàn trí tuệ mới lên nắm quyền cai trị. Trong đó có bậc trí tuệ lão làng là ông Khương Tử Nha còn gọi là Lã Vọng, ông này được xưng tụng là “Thượng Phụ”. Nhà Chu chỉ thực sự được xác lập từ người con của Văn Vương là Chu Võ Vương và người linh hồn của cộng đồng ấy là ông Chu Công Đán (người viết ra các hào từ của Kinh Dịch).

Có lẽ, hơi võ đoán một tý, ông Văn Vương khi bị nhốt trong hang Dữu Ly ông tập thiền để giữ gìn sức khỏe nên ông trở nên sang trí mà làm ra các lời thoán. Thức ra đó là huyền sử người ta thường mặc định hóa thành quả văn hóa của một thời kỳ là của một triều đại của một con người. Chúng ta nên hiểu rằng đó là nền văn hóa, văn minh của một cộng đồng (Văn Vương, Khương Tử Nha, Chu Công…). Cũng như Việt Ngữ Mới chẳng phải riêng gì do Alexandre de Rhodes mà còn các ông Pinay, Admeral và các nhà tri thức Việt Nam…lúc bấy giờ. Nói rằng ông A. De Rhodes là tập đại thành thì chính xác hơn.

Ông Phục Hi là người vẽ ra lý dịch bằng các vạch liền vạch đứt, ông Văn Vương viết các lời thoán (thoán từ), ông Chu Công viết ra các lời hào, ông Khổng Tử viết thập dực. Bốn người ấy được xưng tụng là tứ thánh tập đại thành Kinh Dịch.

Ông Khổng Tử rất thần tượng ông Chu Công, rất ngưỡng vọng ông này nên ông thường nói “ta tôn Chu”, hoặc những lúc ông xúc cảm mà nói “lâu nay ta không còn nằm mơ thấy Chu Công nữa”

Thập Dực của ông Khổng Tử gồm các mục: Văn ngôn, Thoán truyện, Đại tượng truyện, Tiểu tượng truyện, Thuyết quái truyện, Trị quái truyện, Tạp quái truyện, hệ từ (thượng và hạ).

Thông qua phần ông viết Thập Dực có thể nhận định rằng tất cả tinh hoa học thuyết của ông đều nằm ở đây cả.

Bộ Kinh Dịch trải qua nhiều thời đại và được chú giải đến ngày nay rộng khắp cả thế giới, người Âu châu tiếp xúc với văn hóa đông phương, dịch sang tiếng nước họ. Khởi đầu việc này là người Đức.

Tại Trung Quốc trải qua nhiều triều đại có nhiều học giả bình luận, nhưng xuất sắc nhất là vào thời nhà Tống. Chỉ hai triều đại Hán và Tống có gắng them chữ Nho là Hán Nho, Tống Nho.

Các tác giả Tống Nho rất xuất sắc có hai anh em họ Trình: Trình Di, Trình Hạo, Chu Hư, Chu Đôn Dĩ, Trương Hoành Cứ, Thiệu Khang Tiết…

Cửa thì Khổng mà sân thì lại sân Trình.

Ở Việt Nam có rất nhiều danh sư như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn…độc đáo nhưng đất nước chúng ta thường bị phương bắc lấn chiếm đô hộ, bắt, giết kẻ sĩ, sẽ tịch thu, đốt sách của Việt Nam nên bị mai một rất nhiều. Ngay thời cận đại, thời Pháp thuộc, cũng bị những tai họa đó. Học giả Đào Duy Anh đã bút ký lại chuyển sách từ Huế ra Hà Nội mất toàn bộ toa xe lửa vào khoảng năm 1945 lúc kháng chiến sau cách mạng 19/08/1945.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lưỡng Nghi - Tứ Tượng - Bát Quái - Trùng Quái