Lưỡng Nghi - Tứ Tượng - Bát Quái - Trùng Quái

   (Trang 17) 

LƯỠNG NGHI - 兩 宜 

 

Dài – Ngắn Tình – Hình 

Rộng – Hẹp Thể – Dụng 

Cao – Thấp Tri – Hành  

To – Nhỏ (Tiểu – Đại) Đạo – Pháp 

Nặng – Nhẹ    Lý – Sự 

Trọng – Khinh Tròn – Vuông 

Sáng – Tối Viên - Phương 

Trong – Đục  Cao – Thấp  

Đầy – Vơi Thượng – Hạ 

Doanh – Hư Trên – Dưới 

Cương – Nhu (Cứng – Mềm)  Khúc – Trực 

Cường – Nhược Cong – Thẳng 

Thịnh – Suy Liền – Đứt (Liên – Đoạn) 

Tụ - Tán Co – Giãn  

Tổng Hợp – Phân Tích Nhăn – Nhám   

Qui Nạp – Diễn Dịch  Gần - Xa 

Tính – Tình Cận – Viễn 

Thăng – Trầm  Nhiều – Ít 

Chìm – Nổi Đa – Thiểu 

Văn – Võ (Song Toàn) Thực – Hư (Hư thực thực hư) 

Lão – Đồng (Cải lão hoàn đồng) Nhi – Đồng 

Tăng – Giảm  Tổn – Ích (損 - 益) 

Minh – Ám (眀 - 暗)  Tiêu – Tức (消 - 息) 

Bệnh – Tật (病 - 疾)  ……  

   

(Trang 18)

Chúng ta không nhất thiết là người vùng Đông Á. Đại khái là một số nước, thường được gọi là 

“Đồng Văn” cũng có nét chung giống nhau về văn hóa như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên...v…v…Ngay cả các nước phương tây cũng có những khái niệm và cấu trúc ngôn ngữ tương đồng là khái niệm Contrary of như: contrary ò long is short, heavy – light, large – narrow, hard – soft… 

  Như ở trên chúng ta đã liệt kê ra vô số những phạm trù có cái lý của contrary of. Chúng ta gọi cái lý này là “Lý Đối Đãi – 對 待”. Đãi nghĩa là đợi, chờ, tiếp đãi, đãi bôi, chiêu đãi… Đãi: 待, hậu đãi. Nói chung là có ý mong mỏi gặp nhau (trang 19) đối xử với nhau bằng một ân tình mong có ở bên nhau, không hủy diệt nhau, có anh có tôi. Như vậy rất vui vẻ, không chống đối nhau, ban bố ý nghĩa cho nhau. 

  Trên mặt bàn trước mặt chúng ta đây có cái bình pha trà, cái bình này thấp hơn cái ly cối uống bia nhưng nó cao hơn cái tách uống trà. Như vậy nó cao hay thấp do lấy nó mà đối đãi với cái khác. Ta qui ước với nhau thấp là âm và cao là dương. Một vật thể là âm hay dương do bởi vật ấy so sánh với vật khác mà nó là âm hay dương. Sang một phạm trù khác chẳng hạng nặng –  nhẹ (trọng – khinh) thì ấm nặng hơn cốc uống bia, ta đã ước định với nhau nặng là dương, (trang 20) nhẹ là âm thì ta xác định ấm pha trà là dương mà ly uống bia là âm. Cứ thế mà suy ra vạn vật có ý nghĩa là âm hay dương là do ta lấy phạm trù nào để qui chiếu cho thích đáng với vật ấy. Đó được gọi là NGHI: 宜. Nghi ở âm hay ở dương, việc khẳng định đó được gọi là LƯỠNG NGHI - 兩 宜. Vậy lưỡng nghi là hai khái niệm có cơ cấu vận hành là “Đối Đãi –  對 待”. 

  Hai chữ “Phạm” và “Trù”, danh này trong văn bản cổ đã xuất hiện từ lâu, đầu đời nhà 

“Hạ” trong bộ “Kinh Thư” có thiên Hồng Phạm Cửu Trù – 洪 範 九 疇 

  Kinh Thư là một trong năm Kinh, Năm Kinh thực ra còn gọi là (trang 21) Lục Kinh: Thi – Thư – Lễ – Nhạc – Dịch – Xuân Thu. Nay kinh nhạc không còn.  

Kinh thư do Khổng Tử san định có thể gọi bộ kinh đó là triết lý về chính trị, xã hội học và lịch sử. 

範: Phạm: Cái khuôn làm bằng tre, cái thước vuông, khuôn mẫu 規: Qui: Khuôn tròn 

Phạm ví như thước ê ke 

Qui ví như compass 

Cái khuôn tròn ngày nay gọi chung lại là phạm qui hay qui phạm. 

   

(trang 22)

TỨ TƯỢNG - 四 象 

Khi hai phạm trù âm dương tương tác với nhau ta có bốn hiện tượng xảy ra: ⚌    ⚍    ⚎    ⚏ 

Và đạt tên là:       Thái Dương       Thiếu Âm     Thiếu Dương      Thái Âm Ta có thể dùng biểu đồ dưới đây để cảm nhận:  

 

Hoặc    ⚌    ⚏  

  ⚍  ⚎ 

Thí dụ: Phạm trù ngắn – dài tương tác với phạm trù nóng – lạnh. Kim loại gặp nóng thì dãn nở (dài) gặp lạnh thì co lại (ngắn) 

(trang 23) 

Phạm trù nóng – lạnh tương tác với dày – mỏng: 

Áo dày thì nóng (ấm) 

Áo mỏng thì lạnh (mát) 

Nhưng nếu ra ngoài nắng ta có trạng thái khác: 

Áo dày thì che được cái nóng nghĩa là (mát) 

Áo mỏng thì không che được cái nóng nghĩa là (nóng) 

Sự nóng lạnh dỳ mỏng tương tác mà ta có các trạng thái tức là tượng. 

  Tứ tượng là để nói lên lẽ vận hành. Có vận hành mới ra cái mới. tức là lẽ biến đổi. hay nói cách khác Tứ Tượng mô tả lý VẬN HÀNH của vạn vật tức là của vũ trụ. (TRANG 24) Tức là vạn vật ở trong vũ trụ tương tác với nhau mà biến thành muôn vàn sự và vật mới. Cứ thế mà sinh sinh, hóa hóa vì thế mới có lý dịch. 

  Con số 4 là số lý của sự VẬN HÀNH. Con số 2 là số lý của sự ĐỐI ĐÃI. 

  LƯỠNG NGHI (ÂM DƯƠNG) ĐỐI ĐÃI 

  TỨ TƯỢNG    VẬN HÀNH 

(trang 25)

BÁT QUÁI - 八 卦 

Quái: 卦: một mẫu vật đem cho người ta xem để diễn giải. Đó là danh từ. Động từ thì đó là Quải, nghĩa là trèo lên cao để cho mọi người thấy rõ để làm mẫu. Phần bên phải của chữ quái là chữ Bốc: 卜, chữ này thuộc loại chữ tượng hình ý nói bói bằng mai con rùa. Theo tục xưa, đồ nhân muốn tiên tri việc tương lai, dự đoán hay trả lời sự nghi nghờ gì chưa rõ thì lấy cai mai con rùa đem nung đốt lên, vỏ mu (mai) rùa sẽ nứt có nhiều đường nét. Nhà chiêm tinh nhìn vào các vết nứt ấy suy ra nó có tượng gì từ đó suy ra (trang 26) đoán ra nội dung ý nghĩa của sự kiện gì. 

Tiếng nôm gọi là bói có lẽ là nói trai ra từ chữ Bốc. Ngày nay chúng ta gọi là DỰ ĐOÁN HỌC. 

 Khi hai vật tương tác với nhau thì thành một vật thứ ba. Oxy tác dụng với hydro thành nước (H2O). 

  Dân chúng tập hợp chống nhà nước thì gọi là sự Biểu Tình. 

  Thành ra một vật chất mới hay thành một sự kiện mới ta gồm có 3 thành tố.  

(1) (trang 26bis) Trong phạm trù không gian, một chủ thể vật chất nó được định vị: 

  Nơi nó ở có trên nó và dưới nó 

  Nơi nó ở có trong nó và ngoài nó 

  Chữ vũ có ba phạm trù để mô tả nó: trước sau, trái phải, trên dưới 

Nên mới được cụ thể hóa là: Đông Tây (tức là trước sau) Nam Bắc (tức là trái phải) Đầu Chân 

(tức là trên dưới) 宇. 

  Lý thành trong phạm trù vũ có 3 thành tố: 

  Trên nó – Nó – Dưới nó 

  Trái nó – Nó – Phải nó 

  Trước nó – Nó – Sau nó 

Trong phạm trù thời gian ta có: Quá khứ – Hiện tại – Tương lai  Số của lý thành là 3. 

Một nam một nữ gặp nhau (tương tác) sinh con: Cha tương tác với mẹ thành con. Trong cái thành là con ẩn chứa (trang 27) có cha và mẹ. 

  Số của lý thành là 3. 

Nhà Phật có tam bảo (bửu): Phật – Pháp – Tăng hay Giới – Định – Tuệ. 

Nhà Nho có Tinh – Khí – Thần. 

Dân gian có Thiên – Địa – Nhân còn gọi là Tam Tài 

Nhà Chúa (Kyto) có tam vị nhất thể gọi là chúa ba ngôi (Trinity, Trinité) (Cha, Con, Thánh Thần). Vạn loại do lý thành mà ra, còn gọi là vạn vật. 

  Một tổ hợp (combinaison) có ba vật, mỗi vật đó hoặc là âm hoặc là dương với thứ tự: chỉnh hợp (arrangement) ba vạch chồng lên nhau thì chúng ta có tám hình tượng và chỉ có tám hình tượng khác nhau mà thôi và được đặt tên: tám tên tương ứng. 

 

 

 

 

  (Trang 28) 

 

乾 

Càn 

兌 

Đoài 

離 

Ly 

震 

Chấn 

巽 

Tốn 

坎 

Khảm 

艮 

Cấn 

坤 

Khôn 

☷ 

Thiên Trời Trạch 

Đầm 

Hồ Hỏa Lửa Lôi Sấm Phong Gió Thủy Nước Sơn Núi Địa 

Đất 

天  

Tiān 澤(泽)  

火  

Huǒ 雷  

Léi 風(风) 

Fēng 水  

Shuǐ 山  

Shān 地  Dì 

 

Mỗi hình ta có ba vạch, được gọi là quái. Tất cả chỉ có 8 quái (bát quái). 

Giả định ta có tổ hợp 4 vạch thì ta có 16 hình 

Nếu là 5 vạch ta có 32 hình 

Nếu là 6 vạch ta có 64 hình Nếu là 7 vạch ta có 128 hình 

v…v…v… 

Nếu n vạch ta có công thức 2n để tìm ra số hình (n: biến thiên từ 1 đến …n) khác biệt nhau. 

  Con số bát quái tương hợp với con số 8 của nhà Phật gọi là Bát Chánh Đạo:  

1. Chánh Mệnh – 2. Chánh Ngữ – 3. Chánh Kiến – 4. Chánh Tinh Tấn 

5. Chánh Niệm – 6. Chánh Tư Duy – 7. Chánh Định – 8. Chánh Nghiệp (Trang 29b) 

 

 

Mệnh (Tính) nào thì Nghiệp đó 

Định (Tôi) nói Ngữ như vậy 

Kiến (Nhìn) thấy Tư Duy (Thức) 

Niệm (Nhất) sinh trùng trùng Duyên Khởi (Tinh Tấn) 

Bát quái tương đương với 8 cột của Bảng phân loại tuần hoàn Mendelev. Vạn vật từ thô đại (macro) đi về vi tế (micro) từ các hợp chất đi về phân tử về nguyên tử là các nguyên tố. 

Bát quái là biểu trưng của vạn loại (vạn vật), cũng như bảng phân loại có 8 cột là biểu trưng của vạn chất liệu trong vũ trụ. 

Trong môi trường sống của loài người trên quả đất có 8 hình tượng đại diện cho nó và được đặt tên gắn liền với nó:  

乾 

Càn 

☰ 

Thiên 兌 

Đoài 

☱ 

Trạch 離 

Ly 

☲ 

Hỏa 震 

Chấn 

☳ 

Lôi 巽 

Tốn ☴ 

Phong 坎 

Khảm 

☵ 

Thủy 艮 

Cấn ☶ 

Sơn 坤 

Khôn 

☷ 

Địa 

 

  (Trang 30) 

Trong phạm trù gia đình: 

 

乾 

Càn ☰ 

Cha 

  兌 

Đoài 

☱ 

Con gái út 

  離 

Ly 

☲ 

Con gái giữa 震 

Chấn 

☳ 

Con trai cả 巽 

Tốn 

☴ 

Con gái cả 坎 

Khảm 

☵ 

Con trai giữa 艮 

Cấn ☶ 

Con 

trai út 坤 

Khôn 

☷ 

Mẹ 

 

 

Trong phạm trù cơ thể con người: 

 

乾 

Càn ☰ 

Đầu 兌 

Đoài 

☱ 

Miệng 離 

Ly 

☲ 

Mắt 震 

Chấn 

☳ 

Tay 巽 

Tốn ☴ 

Chân 坎 

Khảm 

☵ 

Tai 艮 

Cấn ☶ 

Lưng 坤 

Khôn 

☷ 

Ổ bụng 

 

Trong phạm trù Sự: 

Kiền giả kiện dã (cương) kiện, kiện (toàn). 

Đoài giả duyệt dã: vừa lòng, hài lòng 

Ly giả lệ dã: bám vào (lệ thuộc) 

Chấn giả động dã: động 

Tốn giả thuận nhập dã: bằng lòng thâm nhập, hùa theo, chủ động thâm nhập (Trang 31) 

Khảm giả hãm dã: hãm (vây hảm) Cấn giả chỉ dã: ngưng nghỉ, ngưng đọng 

Khôn giat thuận dã: thuận theo (thuận tòng) 

 

Trong các học giả về Dịch đời Tống có ông Thiệu Khang Triết (Thiệu Ưng) với học thuyết Mai Hoa luận về Bát quái van bại rất đặc sắc. 

Tám dịch tượng bát quái ta có những nhận xét sau: 

 

☰ Kiền    Khôn ☷ 

☲ Ly   Khảm ☵ 

Bốn quái này thành hai cặp đối đãi với nhau qua trục thời gian (trục trụ). Nghĩa là lúc trước là dương (vạch liền) sau đó biến thành âm (vạch đứt) và ngược lại. (Trang 32) 

Còn bốn dịch tượng (bát quái) còn lại vừa đối xứng theo trục trụ và trục vũ 

 

 

 

TRỤC TRỤ 

 

Trục vũ (không gian) nó ví như cái gương phẳng phản chiếu  

  Từ nhận xét này ta thấy có hai quy luật dựa trên phạm trù không gian và thời gian được biểu thị bằng biểu đồ hệ thống “trục tọa độ” của toán học phương Tây (Diagram) 

Một trục ta gọi là vũ một trục ta gọi là trụ. Hình thành trục tọa độ không-thời gian (space-time). 

(Trang 33) 

Trục hoành (ngang) là trục vũ (horizontal) 

Trục tung (dọc) là trục trụ (vertical) 

Như vậy ta có một hệ thống qui chiếu, hay hệ thống trục tọa độ không thời gian hay hệ thống trục tọa độ vũ-trụ. 

  Bát quái tức là lý thành của vạn vật (sự vật) 

Kiền tam liên (liên=liền) 

Khôn lục đoạn (đoạn=đứt) 

Đây là đối đãi âm dương: liền đứt 

Đoài thượng khuyết (khuyết=mẻ) 

Tốn hạ đoạn (đoạn= đứt) 

Đối đãi trên dưới: Cái đứt trên cái đứt dưới 

Ly trung hư: giữa rỗng, vơi 

Khảm trung mãn: giữa đầy, đặc 

Đỗi đãi rỗng-đầy, đầy-vơi 

 

 

(Trang 34)  

Chấn ngưỡng bồn: bồn để ngửa 

Cấn phúc uyển: chén để úp 

Đối đãi ngửa úp 

(Trang 35)  

TRÙNG QUÁI 重 卦 

Trùng重 còn đọc là trọng, trùng là gấp đôi lên. Trùng là lặp nên ta thường nói là trùng lặp. Hay nhị trùng. Trùng hợp, trùng nhau. 

  Như phần bát quái. Ta đã nắm đó là sự hay vật: sự tương tác với sự; vật tương tác với vật. 

Sự tương tác với vật mà đẻ ra thiên hình vạn trạng ta gọi là hiệng tượng (phenonemon) 

  Phục Hi tạo ra các liền và đứt biểu tượng cho cái lý âm dương. Sự tương tác âm dương ra tứ tượng. Tứ tượng vận hành mà thành bát quái (lý thành). Các bát quái là tượng của lý thành. Các bát quái biểu tượng của sự hay vật thành 

(Trang 36) 

Các vật hay sự đó đã được hình thành nay lại tương tác với nhau thì sinh ra các hiện tượng và chỉ có tối đa 64 hiện tượng gọi là dịch tượng (phenomenon). 

  Thời của Phục Hi chỉ gồm những vạch. Đó cũng chính là các văn tự đầu tiên mô tả cái 

Lý. Sau này trải qua các triều đại Hạ thì có văn tự nhà Hạ gọi là Dịch Qui Tùng, nhà Thương có 

Dịch Liên Sơn. Đến nhà Chu có sách Dịch Chu. Văn tự đó có ngôn ngữ. Và các văn tự đó một lần nữa mỗi một dịch tượng có chữ (ngữ) và phát âm đi kèm (ngôn). 

  Đơn quái có ngôn ngữ: Kiền Đoài Ly Chấn Tốn Khảm Cấn Khôn. 

  Trùng quái có ngôn ngữ đi kèm. 

(Trang 37) 

Kiền để trên Khôn có tên là Thiên Địa Bĩ. Khôn để trên Kiền có tên là Địa Thiên Thái. Như vậy 64 cái hình có 64 cái tên. 

  Chẳng hạn Sơn Thủy (Cấn trên, Khảm dưới) có hiện tượng gọi tên là Mông hay Thủy Lôi (Khảm trên, Chấn dưới) có hiện tượng đặt tên là Truân. Tất cả 64 dịch tượng là các 6 vạch ddeuf có tên văn tự như Mông và Truân ở trên. 

  Lâu đài Dịch Học đến đây ta có bốn thành tố: 

    Lưỡng Nghi 

Lý   

 Tứ Tượng 

 

      Bát Quái 

Sự   

 Trùng Quái 

 

(Trang 38) 

Lưỡng Nghi và Tứ Tượng là nói về Lý 

Đơn Quái (Bát Quái) và Trùng Quái (64 quái kép) là nói về Sự 

 

64 trùng quái do sự đối đãi qua trục vũ (không gian) và trục trụ (thời gian) chúng hình thành 12 bộ 4 trùng quái và 8 bộ đôi trùng quái như sau: 

 

8 BỘ ĐÔI GỒM: 

 

(1) (5) 

 

Kiền  Ký Tế   Vi Tế 

 

(2) (6) 

Ly   Thái    Bĩ 

     

 

 

(3) (7)  

Di   Đại Quá  Tiệm    Qui Muội  

             

 

 

(4) (8) 

Trung Phu    Tiểu Quá  Cổ     Tùy 

     

  

 

12 BỘ BỐN GỒM: 

 

(1) (2) 

  

 

   

  (3) (4) 

 

 

 

  (5) (6) 

 

   

  (7) (8) 

  

 

 

  (9) (10) 

 

 

 

  (11) (12) 

 

 

 

 

 

 

(Trang 42) 

8 bộ đôi: có cấu trúc đối đãi âm dương, nghĩa là đối xứng qua trục trụ 12 bộ bốn: vừa đối xứng qua trục vũ, vừa đối xứng qua trục trụ. 

  Lý Dịch để hiểu có ba pháp để tiếp cận: Tượng – Từ – Số Về tượng:  

- Lấy các hình tượng như con rồng (Long) ở quẻ Càn, con chim Hồng ở quẻ Tiệm, con cọp (hổ) ở quẻ Lý 

- Lấy các đồ vật: cái giường ở quẻ Bác, cây long cốt ở quẻ Đại Quá, cái giếng ở quẻ Tỉnh 

- Lấy các bộ phận trên cơ thể con người: môi mép mồm ở quẻ Di, ngón chân, bắp chân, bắp vế…ở quẻ Hàm 

(trang 43) 

Về từ: Thoán từ và hào từ. Có học giả gọi là soán từ, lời soán hay lời thoán là lời từ thời đại Văn 

Vương và Chu Công dùng trên dưới 3000 năm, được liệt vào loại cổ. Văn phong rất ngắn gọn, cô đọng nên ngày nay không gần gũi. Chẳng hạn thoán từ của quẻ Kiền: Nguyên hanh lợi trinh, hay quẻ Bác: Bác bất lợi hữu du vãng v…v…rất trừu tượng. Đôi khi dùng những hình tượng mang tính ẩn dụ chẳng hạn như quẻ Lý (Thiên Trạch Lý): lý hổ vĩ bất khiết nhân, hanh: (dẵm, giẵm 

(đạp) vào đuôi cọp mà cọp nó không cắn người, hanh thông). Cũng có những thoán từ mang tính giảng giải rõ ràng như trong quẻ Mông nói về giáo dục: Mông: Hanh. Phỉ ngã cầu đồng mông. 

Đồng mông cầu ngã. Sơ phệ cốc. Tái tam độc. Độc tắc bất cốc. Lỵ trinh. Nghĩa là (trang 44) đại khái rằng: ngố nghếch à, thôi ta cần giảng giải cho kẻ ngờ nghệch, kẻ ngố nghịch cần đến ta. Còn nếu như một lần giảng giải mà hiểu ra thời rồi. Còn nếu như dạy bảo đôi ba lần mà không hiểu thì nhàm chán lắm, đa giáo thành oán hờn như thế không dạy nữa còn hơn. 

  Hào từ, lời hào, hào trong mỗi dịch tượng có 6 hào 爻 sáu vạch, vạch có thể là liền 

(dương) hay đứt (âm), sáu vạch trong một dịch tượng kèm theo có một lời gọi là hào từ.  Lời thoán là nói về tổng thể của một hiện tượng. Lời hào là nói về tình tiết của hiện tượng đó. Ví dụ hào từ số 1 (hào sơ) của quẻ Kiền (Thuần Kiền), nội quái là Kiền, ngoại quái cũng là Kiền hào từ là “Tiềm long vật dụng”. (trang 45) 

Tương truyền rằng lời hào từ là do Chu Đán (Chu Công Đán) làm ra. Chu Công Đán là con của Văn Vương (ông tổ của nhà Chu) 

  Lời hào (hào từ) mang tính ẩn dụ (phần lớn) và có tính giải bày, giảng giải. Có tất cả 384 hào từ, lời văn có tính minh bạch hơn thoán từ, dài dòng hơn. 

  Nhưng tựu chung thoán từ và hào từ vẫn có tính cô đọng và ẩn dụ. Nên khó tiếp cận ý nghĩa cụ thể. Cho nên thời của Văn Vương và Chu Công chỉ cách xa thời Khổng Tử khoảng ba bốn trăm năm mà Khổng Tử phải giải thích dài dòng về thoán và hào từ và được gọi là Đại Tượng Truyện và Tiểu Tượng Truyện là hai Dực trong thập dực. Dực: 翼: là cái cánh con chim là sự giúp đỡ, ý muốn nói rằng Văn Vương và Chu Công, trước hơn nữa (Trang 46) là Phục Hi đã hình thành ra căn, cốt của Kinh Dịch. Nay ông (Khổng Tử) chỉ thêm thắt vào, ví như con chim đã hình thành cơ cốt rồi ông chỉ thêm lông cánh mà thôi. Dù là vậy, ông tự nhận và đánh giá như thế nhưng hậu sinh vẫn xưng tụng rằng bộ sách Kinh Dịch là do Tứ Thánh tập đại thành.  (trang 47) 

ĐẠI TƯỢNG TRUYỆN & TIỂU TƯỢNG TRUYỆN 

Đây là một dực trong mười dực (thập dực) mà Khổng Tử viết. Thoán từ của Văn Vương để nói lên cái tổng thể của quẻ, nó ngắn gọn, cô đọng. Văn thể cổ xưa trước Khổng Tử cả 500 năm, đời sau khó hiểu, nên Khổng Tử diễn đạt bằng ngôn từ đương thời cho nên tất cả 64 lời thoán của 64 dịch tượng lại có 64 lời gọi là đại tượng truyện. Phối hợp 64 lời thoán và 64 lời đại tượng truyện giúp cho ta thấu đáo 64 trùng quái dưới dạng các vạch liền và đứt có từ thời Phục Hi. Hai ông Văn Vương và Khổng Tử dùng ngôn từ mà diễn ý tưởng (hình vẽ bằng vạch, hào của 64 hình) 

Phục Hi dùng để diễn ý dịch. 

  Ngày nay người học dịch dựa vào phần lớn lời đại tượng truyện của (trang 48) Khổng Tử để tiếp cận với cái lõi của tư tưởng dịch lý, có thể nói rằng đây là trọng tâm của Dịch Học. Thông qua 64 đại tượng truyện mà Khổng Tử viết ra ta thấy được cái tính chất đắc Dịch của Khổng Tử, nó ngắn gọn, sâu sắc giống như các câu định lý, công thức của toán học, vật lý phương tây. Mặc dầu về văn tự của ông bao gồm Đại Học, Trung Dung, Kinh Xuân Thu hay những lời mà học trò của ông thuật lại trong Luận Ngữ. Nhưng các tư tưởng của ông trong đại tượng truyện nắm phần chủ lực trí tuệ của ông. Những lời đại tượng truyện mang tính chất kinh điển, khong thừa một chữ, không thiếu một chữ, nó ắt có và đủ, nó có tính chất (nó toát lên) về mặt văn bản là của một người, không pha tạp cái ý cái lời của những ai khác trà trộn vào đấy. (trang 49) Đọc các lời của đại tường truyện một lần nữa ta thấy cái văn phong của ngôn từ giống với những lời của Đạo Đức Kinh của Lão Tử. 

  Có thể suy luận rằng khi Khổng Tử đọc Dịch, nghiền ngẫm Dịch rồi viết Dịch có sự rung động, cảm hứng (inspriration) nên mới có lời văn ấy. Nó phần nào minh chứng sự say mê của ông trong huyền thoại là ông đọc dịch sách đứt lề ba lần phải khâu lại hay ông phát biểu rằng: nếu trời để ta sống thêm ít năm nữa để học dịch thì không mắc một số lầm lẫn đã qua. 

  Cách sử dụng tự từ trong các câu đại tường truyện. Chữ truyện đi đôi với chữ kinh gọi là kinh truyện. Kinh: nói gọn cái lõi cái lý. Truyện; giảng giải nói rộng, bàn rộng ra, giải thích. 

(1) (Trang 49b)  Khổng Tử độc dịch, vi biên tam tuyệt. 

孔 子 凟 易, 韋 編 三 絶 

Vi: loại da thuộc mềm dùng làm cái dây để xỏ các trang sách lại thành tập sách Biên: là cái lề, cái gáy của cuốn sách, các tờ giấy được xâu lại bằng cái vi. 

(trang 50) Khởi đầu các câu này thường có từ: quân tử dĩ hay tiên vương dĩ. Quân tử hay tiên vương là ám chỉ các bậc có trí tuệ và kinh lịch, từng trải sự đời, có tri có hành (1) (trang 50b).  

Chữ “quân” trong chữ “Quân tử” có thể hiểu là những bậc người chủ chốt (giữ vai trò lãnh đạo trong chuỗi nhân lực: Quân – Thần – Tá – Sứ. Những người ở vị trí đó trong một cộng đồng nào đây như quân sự, chính trị, kinh tế (các công ty) …Tất yếu là họ phải có đưc có tài hơn hết trong cộng đồng ấy, lượng người càng đông đảo thì tài đức càng ưu việt (vượt trội).  

Chẳng hạn nhu câu chúng ta thường thấy trong lịch sử Việt Nam “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần” 

  Nhà văn Nguyễn Hiến Lê viết nhiều sách (nhiều chủ đề), lúc cuối đời ông viết cuốn tựa đề Kinh Dịch, “đạo của người quân tử” 

 

  Ta thường có khái niệm về Quân Tử và Tiểu Nhân có tính đối lập, đối chọi nhau trong phạm trù luân lý. Quân tử là tốt, tiểu nhân là xấu xa. (trang 51b) Nhưng có lẻ khái quát thì nên hiểu Quân Tử là người lo những việc vĩ mô (macro) hay chiến lược (strategy), tiểu nhân là những người lo những việc vi mô (micro) hay chiến thuật (tartic) 

  Hào từ do Chu Công Đán viết, câu dài hơn thoán từ, cũng giống như văn phong của thoán từ. Cái lõi cũng là phép ẩn dụ, lấy sự kiện này để hiểu lý, như nhà Phật hay nói gọi là “dĩ pháp đả pháp”, lấy pháp này đả thông pháp kia. Tây phương triết học gọi là pháp “loại suy”, lấy loại này để hiểu loại kia (analogue) ta hay gọi là tương tự rồi suy rộng ra. Thí dụ muốn cảm được dòng điện là dong chảy, dòng đi của các âm điện tử như dòng chảy của nước. Đó là bước thô sơ cảm nhận, làm quen với khái niệm: dòng chảy. 

  Phần cuối của hào từ hầu hết (trang 51) đều có những chữ như: lệ, cữu (cựu), hối, lẫn, hung, cát…v…v…hoặc dài hơn như: hữu du vãng, nguyên cát, trinh hung…có tính chất là các phán đoán giống như chấm điểm ở trường học giỏi, xuất sắc, khá, trung bình…v…v…là các thang bậc. 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đặt Tên